spot_img

Thời điểm lập hoá đơn đối với hoạt động xuất khẩu

1. Nguyên tắc lập hoá đơn, chứng từ

Theo khoản 1, Điều 4, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ người bán phải lập hoá đơn để giao cho người mua. Và hoá đơn phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định Điều 10, Nghị định này. Trường hợp sử dụng hoá đơn điện tử, phải theo dữ liệu theo quy định Điều 12 Nghị định này.

Người bán phải lập hoá đơn kể cả trong các trường hợp:

  • Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mãi, quảng cáo, hàng mẫu;
  • Hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu tặng, trao đổi, trả thay lương và tiêu dùng nội bộ. Trừ hàng luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất;
  • Xuất hàng hoá dưới hình thức cho vay, mượn hoặc hoàn trả hàng hoá.
Thời điểm lập hoá đơn đối với hoạt động xuất khẩu

2. Quy định về cơ sở lập hoá đơn GTGT cho hoạt động xuất khẩu

Điểm c, Khoản 3, Điều 13, Nghị định 123 quy định như sau:

Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thì sử dụng hoá đơn GTGT điện tử. Quy định này áp dụng cho cả cơ sở gia công hàng hoá xuất khẩu.

Khi xuất hàng hoá để vận chuyển đến cửa khẩu hay nơi làm thủ tục xuất khẩu. Phiếu xuất kho (PXK) kiêm vận chuyển nội bộ được sử dụng là chứng từ lưu thông hàng trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục, PXK là cơ sở lập hoá đơn GTGT cho hàng xuất khẩu.

Thời điểm lập hoá đơn đối với hoạt động xuất khẩu

3. Thời điểm lập hoá đơn

Nếu doanh nghiệp có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu: thì cơ sở lập hoá đơn GTGT điện tử theo mục 2 bài viết này.

Thời điểm lập hóa đơn xuất khẩu: theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP là thời điểm hoàn tất tất cả thủ tục hải quan.

Công ty luật TNHH Harley Miller “HMLF”

Trụ sở: tầng 14, tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: 0937215585

Email: info@luatminhnguyen.com

Related Articles