spot_img

Chứng khoán: Giao dịch bán khống có tài sản đảm bảo

1. Bán khống là phương thức giao dịch phổ biến trên thị trường

Bán khống có thể được nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau như:

  • Là hoạt động giao dịch mua bán trên thị trường;
  • Phương thức thanh lý tài sản;
  • Sản phẩm tài chính giúp đa dạng hoá danh mục, giảm rủi ro khi thị trường giảm giá;
  • Là công cụ thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Nhiều nước trên thế giới xem bán khống là giao dịch hợp pháp trong đó có Việt Nam. Thông tư 120/2020/TT-BTC quy định về bán khống như sau:

“Giao dịch bán khống có bảo đảm là giao dịch bán chứng khoán đã được vay trên hệ thống vay và cho vay chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Người bán sau đó có nghĩa vụ mua lại số chứng khoán đó để hoàn trả khoản đã vay.”

Chứng khoán: Quy định về giao dịch bán khống có tài sản đảm bảo

2. Bản chất của giao dịch bán khống

Giao dịch bán khống là hoạt động mà giá bán tại thời điểm giao dịch thấp hơn so với giá thông thường. Bên cho vay chủ động chấp thuận, so với phương thức tịch thu và bán lại với giá rẻ truyền thống. Tài sản thế chấp cho giao dịch có thể là tiền mặt, tiền gửi, tài khoản ký quỹ, vốn cổ phần doanh nghiệp,… Bên cho vay thường là các ngân hàng hoặc định chế tài chính khác.

Khác với nguyên tắc lãi/lỗ thông thường, người bán khống sẽ lãi nếu chứng khoán giảm đi vì khi đó người bán sẽ mua lại số chứng khoán đó với giá thấp hơn. Ngược lại, người bán khống sẽ lỗ nếu giá chứng khoán tăng lên vì người bán sẽ mua lại số chứng khoán với giá cao hơn giá đã mua trước đó.

Các giao dịch bán khống đều phải là giao dịch có tài sản đảm bảo. Quy định này sẽ loại trừ các trường hợp giao dịch nội gián, lừa đảo, thao túng thị trường.

Chứng khoán: Quy định về giao dịch bán khống có tài sản đảm bảo

3. Những rủi ro trong giao dịch bán khống

Những rủi ro bán khống có thể đến từ các nguyên nhân như:

  • Cổ phiếu đã vay bị thu hồi và người bán khống có thể buộc phải chấm dứt sớm vị thế;
  • Giá cổ phiếu tăng, buộc người bán khống phải tăng thêm tài sản thế chấp;
  • Phí vay có thể tăng lên trước khi đóng vị thế bán khống.

Giao dịch bán khống tiềm ẩn rủi ro rất cao có thể xảy đến trong tương lai. Nhưng bán khống trong thời kỳ khủng hoảng sẽ mang lại lợi nhuận cho những nhà đầu tư biết lựa chọn thời điểm tham gia thích hợp. Rủi ro trong bán khống có thể khiến các nhà đầu tư lo lắng, song có thể hỗ trợ làm giảm giao dịch đầu cơ trên thị trường chứng khoán.

( Tham khảo Báo Đầu tư ngày 05/5/2023)

Công ty luật TNHH Harley Miller “HMLF”

Trụ sở: 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: 0937215585

Website: hmlf.vn Email: miller@hmlf.vn

Related Articles