spot_img

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng: Ngăn sở hữu chéo ngân hàng

1. Sở hữu chéo ngân hàng tại Việt Nam đã tồn tại trong nhiều năm

Tình trạng sở hữu chéo ở Việt Nam đã diễn ra trong rất nhiều năm… Đến mức có thể coi là vấn đề “có tính lịch sử”. Sở hữu chéo là việc một số chủ thể sở hữu cổ phần trực tiếp hoặc gián tiếp từ 02 ngân hàng trở lên hoặc sở hữu cổ phần lẫn nhau. Nhìn chung, sở hữu chéo là một mục tiêu di động, thậm chí tàng hình. Các chủ nhà băng có thể phân thân cổ phần thành cả phả hệ. Dù chỉ nắm 1% cổ phần nhưng họ vẫn có thể chi phối nhà băng dễ dàng.

Nhìn vào tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng nước Ý những năm 1993-2001. Từ năm 1993, Ngân hàng nhà nước Ý bán cổ phần nhằm củng cố khu vực tín dụng quốc gia. Đến cuối năm 2001, nhà nước chỉ còn nắm giữ khoảng 0,1% cổ phần ở khu vực ngân hàng. Quá trình bán cổ phần nhà nước được thực hiện thông qua các cuộc đàm phán kín nhằm xác định cụ thể nhóm nào kiểm soát các cổ đông. Đồng thời, cùng với sự hợp nhất, sáp nhập gắn với các ngân hàng lớn đã dẫn đến một số cổ đông sở hữu cổ phần của hầu hết các ngân hàng lớn. Điều này đã tạo ra mê cung sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Ý.

Việt Nam có thể đối mặt với tình trạng bị ảnh hưởng bởi sở hữu chéo ngân hàng giống Ý. Đây là vấn đề rất được quan tâm vì những hệ luỵ mà nó có thể mang lại như:

  • Có thể gây cản trở đến năng lực cạnh tranh, tác động đến phân bổ quyền sở hữu tài sản;
  • Liên quan lớn đến những người sáng lập chính của ngân hàng. Vì nhiều lý do, họ không thể đảm bảo quản trị ngân hàng hiệu quả.
Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng: Ngăn sở hữu chéo ngân hàng

2. Quốc hội Việt Nam quyết tâm chấm dứt sở hữu chéo ngân hàng

Dự án Luật các tổ chức tín dụng là một trong những đề án sửa đổi Luật đang được tiến hành thảo luận những ngày qua. Theo đó, tình trạng sở hữu chéo là vấn đề được quan tâm với nhiều kiến nghị, giải pháp được nêu ra. Những kiến nghị từ các vị chuyên gia chủ yếu là những vấn đề như sau:

  • Cần đặt lại mô hình kiểm tra, giám sát tổ chức tín dụng. Cần có một cơ quan thanh tra, kiểm tra ngân hàng, hoạt động tín dụng mang tính độc lập. Với kiến nghị này các ngân hàng không nhất thiết phải giảm cổ phần nhưng vẫn quản lý được;
  • Cần bổ sung quy định cụ thể thời hạn, phương án tương ứng cho trường hợp các tổ chức tín dụng không phục hồi được sau thời hạn bị đặt vào kiểm soát đặc biệt. Kiến nghị này nhằm xử lý dứt điểm các tổ chức tín dụng yếu kém;
  • Bổ sung quy định tăng cường vai trò của nhà nước. Điều này sẽ hạn chế hành vi lạm quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng;
  • Bổ sung giải pháp hạn chế việc lách luật, đứng tên hộ cổ phần, tạo nhóm cổ đông lớn điều hành tổ chức tín dụng.

Trên cơ sở những kiến nghị nêu trên, Ngân hàng nhà nước Việt Nam khẳng định dự thảo Luật các tổ chức tín dụng được thiết kế nhằm mục đích chống thao túng và sở hữu chéo.

(Tham khảo báo Tiền phong ngày 12/6/2023)

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng: Ngăn sở hữu chéo ngân hàng

3. Về công ty chúng tôi

HMLF là Công ty Luật được cấp phép để cung cấp các dịch vụ pháp lý cho Doanh nghiệp. Với hơn 70 năm kinh nghiệm trong:

• Lĩnh vực Tài chính, Kế toán, Thuế.

• Ngành nghề: Sản xuất, Dịch vụ, Hàng Không, Vận Tải, Công nghệ, Tài chính.

– Gúp Khách hàng kiểm soát các giao dịch từ pháp lý nội bộ cho đến thương mại quốc tế. Trở thành người bảo vệ pháp lý tốt nhất cho các Doanh nghiệp.

– Cố gắng đưa ra những giải pháp tối ưu mang đến cho Khách hàng sự hài lòng khi trải nghiệm dịch vụ pháp lý.

Công ty luật TNHH Harley Miller “HMLF”

Trụ sở: 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: 0937215585

Website: hmlf.vn Email: miller@hmlf.vn

Related Articles