spot_img

Hướng dẫn lập-trình bày Báo cáo tài chính và nhận biết Doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục

1. Doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục

Doanh nghiệp bị coi là không hoạt động liên tục. Nếu hết thời hạn hoạt động mà không có hồ sơ xin gia hạn hoạt động, dự kiến chấm dứt hoạt động. Phải có văn bản cụ thể gửi cơ quan có thẩm quyền. Hoặc bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động. Trong vòng không quá 12 tháng kể từ ngày lập Báo cáo tài chính. Đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường hơn 12 tháng. Thì không quá một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường.

Báo cáo tài chính doanh nghiệp

2. Trường hợp Doanh nghiệp vẫn được xem là hoạt động liên tục

  • Việc cổ phần hóa một doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Việc xử lý tài chính khi cổ phần hóa là trường hợp đặc biệt. Mặc dù phải tiến hành xác định lại giá trị doanh nghiệp, đánh giá lại tài sản và nợ phải trả. Nhưng về bản chất doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh như bình thường.
  • Việc thay đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp. Ví dụ chuyển một công ty TNHH thành công ty cổ phần hoặc ngược lại.
  • Việc chuyển một đơn vị có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập. Thành một đơn vị không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc hoặc ngược lại. Ví dụ chuyển một công ty con thành một chi nhánh hoặc ngược lại.

3. Trường hợp Doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục

Doanh nghiệp vẫn phải trình bày đầy đủ các Báo cáo tài chính và ghi rõ:

  • Bảng cân đối kế toán áp dụng cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục.
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh áp dụng cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ áp dụng cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục.
  • Thuyết minh Báo cáo tài chính áp dụng cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục.

( Các mẫu báo cáo Doanh nghiệp tham khảo phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)

Báo cáo tài chính doanh nghiệp

4. Trường hợp giả định về sự hoạt động liên tục không còn phù hợp tại thời điểm báo cáo

Trong trường hợp này, Doanh nghiệp phải tái phân loại tài sản dài hạn và nợ phải trả dài hạn. Thành tài sản ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn.

Doanh nghiệp phải đánh giá lại toàn bộ tài sản và nợ phải trả. Trừ trường hợp có một bên thứ ba kế thừa quyền đối với tài sản. Hoặc nghĩa vụ đối với nợ phải trả theo giá trị sổ sách. Doanh nghiệp phải ghi nhận vào sổ kế toán theo đánh giá lại. Trước khi lập Bảng Cân đối kế toán

Những trường hợp cụ thể Doanh nghiệp không phải đánh giá lại tài sản, nợ phải trả. Và những nguyên tắc trong việc đánh giá lại. Được quy định chung tại điểm 5.1 và 5.2, khoản 5, Điều 106, Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Khi giả định hoạt động liên tục không còn phù hợp. Doanh nghiệp cần phải xử lý một số vấn đề tài chính. Những vấn đề tài chính cụ thể được quy định chung tại khoản 7, Điều 106,Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Và Doanh nghiệp cần phải thuyết minh chi tiết về khả năng tạo tiền và thanh toán nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu cho các cổ đông. Và giải thích lý do về sự không so sánh được giữa thông tin của kỳ báo cáo và thông tin kỳ so sánh. Cụ thể về thuyết minh được quy định chung tại khoản 8, Điều 106, Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Báo cáo tài chính doanh nghiệp

5. Phương pháp kế toán một số khoản mục tài sản khi doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục

  • Việc trích lập dự phòng hoặc đánh giá tổn thất tài sản. Được ghi giảm trực tiếp vào giá trị ghi sổ của tài sản. Không thực hiện trích lập dự phòng trên TK229 – “Dự phòng tổn thất tài sản”
  • Việc tính khấu hao hoặc ghi nhận tổn thất của tài sản chuyển đổi, Bất động sản đầu tư. Được ghi giảm trực tiếp vào giá trị ghi sổ của tài sản. Không sử dụng TK 214 để phản ánh hao mòn lũy kế.

Công ty luật TNHH Harley Miller “HMLF”

Trụ sở: tầng 14, tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: 0937215585

Email: info@luatminhnguyen.com

Related Articles