spot_img

Những bất cập trong thực thi quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy của doanh nghiệp

Thông tư về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) mới nhất về an toàn cháy cho nhà và công trình đã được ban hành. Bên cạnh những vấn đề được tháo gỡ, quy chuẩn này theo chuyên gia là vẫn còn bất cập. Ngoài ra, các quy chế lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy cũng gặp tình trạng tương tự đối với vấn đề thực thi của các doanh nghiệp.

1. Bất cập trong công tác kiểm định thiết bị, vật tư, phương tiện phòng cháy chữa cháy (PCCC)

Việc khắt khe về tiêu chuẩn, chất lượng trang thiết bị, năng lực của Nhà cung cấp gây khó khăn cho doanh nghiệp để đáp ứng được yêu cầu. Để thực thi, doanh nghiệp phải nhập các sản phẩm từ các nước Châu Âu khiến chi phí tăng cao, thủ tục đặt và nhập khẩu phức tạp.

Theo quy trình, doanh nghiệp cần tập hợp đủ hồ sơ trình cơ quan kiểm định. Sau khi thụ lý, cơ quan kiểm định sẽ cử đoàn xuống thực hiện nghiệp vụ. Hoặc doanh nghiệp phải vận chuyển thiết bị lên cơ quan kiểm định, đặc biệt có trường hợp là các thiết bị đặc thù như: bơm, động cơ hệ thống,… vận chuyện rất nguy hiểm. Vấn đề bất cập nằm ở chỗ nhân sự kiểm định hiện nay rất hạn chế (chỉ hơn 20 người). Trong khi cơ quan kiểm định phải thực hiện công tác kiểm định trên toàn quốc.

Quy trình trên gây lãng phí về thời gian, tiền bạc và cơ hội kinh doanh của rất nhiều doanh nghiệp.

Những bất cập trong thực thi quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy

2. Quy định về diện tích khoang cháy

Theo chuyên gia, đây cũng là nội dung cần được tháo gỡ. Trên thực tiễn, với nhà xưởng từ 03 tầng trở lên phải dùng phương án cột bê tông, sàn bê tông đảm bảo chịu lửa, chống cháy. Quy định này khiến chi phí xây dựng đội lên cao thay vì sử dụng kết cấu khung thép có nhiều ưu điểm như thuận tiện, thi công nhanh, chịu lực tốt,…

Với xu thế chung là tối ưu không gian, làm nhà xưởng nhiều tầng… Quy định trên đã là một cản trở khiến các nhà đầu tư e ngại.

3. Quy định bảo vệ chống khói

Các doanh nghiệp sản xuất các vật liệu không bắt lửa hiện nay cũng phải theo quy định về hệ thống thông gió và bảo vệ chống khói. Quy định này khiến doanh nghiệp không chỉ phát sinh chi phí đầu tư, vận hành, bảo trì, mà trong quá trình thi công cũng phát sinh thủ tục về kiểm định. Doanh nghiệp bị tăng vốn đầu tư, tốn thời gian, chi phí để được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Những bất cập trong thực thi quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy của doanh nghiệp

4. Điểm vướng giữa quy định mới – cũ

Nhiều doanh nghiệp thuê nhà xưởng trong khu công nghiệp nên có sẵn biên bản thẩm định và đã được cấp phép xây dựng và hiện đang thi công. Nhưng khi quy chuẩn mới điều chỉnh thì cơ quan kiểm định không đồng ý nghiệm thu theo thẩm định cũ.

Để hoàn tất thủ tục, doanh nghiệp phải điều chỉnh thẩm duyệt PCCC. Sau đó doanh nghiệp phải điều chỉnh cả kết cấu xây dựng vì liên quan đến kết cấu khoang cháy trong khi dự án đã được thi công. Thêm khó khăn nữa cho doanh nghiệp là việc cấp phép lại cũng không dễ để thực hiện.

5. Còn nhiều khó khăn khác “bóp nghẹt” doanh nghiệp

Thực tế, các quy chuẩn đã khó áp dụng rồi còn lặp lại. Ví dụ nhập khẩu thiết bị đã qua cơ quan hải quan kiểm định,… Rồi lại phải kiểm tra theo tiêu chuẩn Việt nam, sau đó dán tem.

Vì mối lo khi có nhiều vụ cháy xảy ra, quy định PCCC quá nghiêm ngặt đến mức “bóp nghẹt” doanh nghiệp. Theo chuyên gia, nếu siết quá chặt mà thiếu căn cứ và thực tế sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.

( Tham khảo Báo đầu tư chứng khoán ngày 15/5/2023)

Công ty luật TNHH Harley Miller “HMLF”

Trụ sở: 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: 0937215585

Website: hmlf.vn Email: miller@hmlf.vn

Related Articles