spot_img

Sử dụng Ngoại tệ trong giao dịch chuyển nhượng cổ phần, vốn góp có hợp pháp hay không?

Thực tiễn có nhiều giao dịch chuyển nhượng cổ phần, vốn góp ghi giá trong hợp đồng là ngoại tệ. Những giao dịch như vậy nếu “cơm lành canh ngọt” thì không sao. Thậm chí còn giúp các bên tránh rủi ro về biến động giá khi lựa chọn một một loại tệ mạnh để “neo giá” vào. Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp, khả năng rất lớn giao dịch này sẽ bị vô hiệu toàn bộ vì đã vi phạm quy định về hạn chế sử dụng ngoại hối.

1. Chính sách quản lý ngoại hối

Pháp lệnh Ngoại hối 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2013 (Pháp lệnh 2005) điều chỉnh các hoạt động ngoại hối tại Việt Nam trong đó có quy định về hạn chế sử dụng ngoại hối. Theo đó, hạn chế sử dụng ngoại hối được xem là biện pháp nhằm ổn định thị trường ngoại tệ. Và cũng góp phần nâng cao khả năng chuyển đổi của đồng Việt Nam.

Pháp lệnh 2005 phân loại giao dịch trên thị trường thành 02 hình thức:

  • Các giao dịch vãng lai;
  • Các giao dịch vốn.

Giao dịch chuyển nhượng cổ phần, vốn góp thuộc hình thức giao dịch vốn. Chúng khác với các giao dịch vãng lai được sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch. Các giao dịch vốn phải chịu các hạn chế về sử dụng ngoại hối theo quy định của Pháp lệnh này. Cụ thể Pháp lệnh 2005 quy định như sau:

“Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Sử dụng Ngoại tệ trong giao dịch chuyển nhượng cổ phần, vốn góp có hợp pháp hay không?

2. Chính sách quản lý ngoại hối đối với nhà đầu tư nước ngoài

Có 02 hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như sau:

  • Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam;
  • Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Theo Điều 12, Pháp lệnh 2005, vốn đầu tư gián tiếp bằng ngoại tệ phải chuyển sang đồng Việt Nam.

Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, khoản 3, Điều 10, Thông tư 06/2019/TT-NHNN quy định:

  • Trường hợp 02 bên không có nơi cư trú: được phép giao dịch bằng ngoại tệ;
  • Trường hợp giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú: thực hiện bằng đồng Việt Nam.
Sử dụng Ngoại tệ trong giao dịch chuyển nhượng cổ phần, vốn góp có hợp pháp hay không?

3. Giao dịch thoả thuận định giá ngoại tệ…thanh toán bằng đồng Việt Nam

Nhiều ý kiến cho rằng cách thức này không vi phạm hạn chế sử dụng ngoại hối. Vì chung quy lại các bên cũng sử dụng đồng Việt Nam để thực hiện giao dịch.

Không chỉ không thống nhất trong ý kiến của các bên giao dịch, ngay cả Toà án cũng không đồng nhất quan điểm trong nghiệp vụ xét xử đối với vấn đề này.

Cách thức này xuất phát từ Nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP, theo đó, vấn đề được quy định:

  • Nếu trong hợp đồng kinh tế có 01 hoặc các bên không được sử dụng ngoại tệ. Thì các bên thoả thuận về giá, thanh toán bằng ngoại tệ. Hoặc sử dụng ngoại tệ định giá nhưng thanh toán bằng đồng Việt Nam thì không bị coi là vô hiệu.

Đến hiện nay Nghị quyết này vẫn còn được dẫn chiếu để áp dụng cho vấn đề trên. Tuy vậy, việc áp dụng này gây nhiều tranh cãi vì:

  • Nghị quyết được ban hành năm 2003, trước khi Pháp lệnh 2005 được ban hành. Tức là khi đó quy định về hạn chế sử dụng ngoại hối chưa được chặt chẽ.
  • Nghị quyết được liệt kê vào danh sách văn bản pháp lý hết hiệu lực vào cuối năm 2021. Nghị quyết chỉ còn mang giá trị tham khảo chứ không được dùng là cơ sở pháp lý nữa.

Vì vậy, cách thức này vẫn có rủi ro trong giao dịch chuyển nhượng cổ phần, vốn góp. Để an toàn hơn, nhà đầu tư nên được tư vấn hoặc tìm hiểu về quy định hạn chế sử dụng ngoại tệ để giảm thiểu rủi ro.

(Tham khảo Báo Đầu tư ngày 23/11/2022)

Công ty luật TNHH Harley Miller “HMLF”

Trụ sở: 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: 0937215585

Website: hmlf.vn Email: miller@hmlf.vn

Related Articles