spot_img

Đối sách cho Việt Nam chạy đua với Thuế tối thiểu toàn cầu

Ở bài viết trước, HMLF đã phân tích những dấu hiệu FDI vào Việt Nam đang diễn biến tích cực. Tuy nhiên, các tập đoàn lớn đang trong xu hướng cẩn trọng việc tiếp tục đầu tư vào Việt Nam trong bối cảnh tác động của chính sách thuế Tối thiểu toàn cầu (TTTC)

1. Cơ chế Thuế Tối thiểu toàn cầu

Cuối năm 2021, thoả thuận về thuế Tối thiểu toàn cầu đã được thông qua. Theo đó, các tập đoàn lớn doanh thu từ 750 triệu EUR trở lên sẽ bị áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu là 15%. Với cơ chế đó, nếu doanh nghiệp FDI không nộp đủ thuế suất 15% tại nước đầu tư thì phải nộp phần chênh lệch ở nước sở tại. Thuế TTTC bắt buộc nước đầu tư phải chủ động thu thuế. Do đó ưu đãi về thuế nhằm thu hút FDI sẽ không còn tác dụng gì.

Cơ chế của thuế Tối thiểu toàn cầu được hiểu như sau:

Giả sử Công ty Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam và có công ty con ở Indonesia. Lúc này Việt Nam được ưu tiên quyền thu thuế nội địa bổ sung thuế TTTC (QDMTT) đầu tiên. Nếu Việt Nam không áp dụng QDMTT thì Hàn Quốc có quyền thu thuế theo phương pháp IIR (Icome Inclusion Rule). Trường hợp Hàn Quốc không áp dụng IIR để thu thuế… Indonesia sẽ có quyền thu thuế đó với phương pháp UTPR (Under Tax Payment Rule).

Đối sách cho Việt Nam chạy đua với Thuế tối thiểu toàn cầu

2. Thống kê các doanh nghiệp FDI Việt Nam thuộc đối tượng áp dụng thuế TTTC

Theo tổng cục Thuế, hiện có 1.015 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có công ty mẹ thuộc đối tượng áp dụng thuế TTTC. Trong đó có 100 doanh nghiệp có khả năng chịu ảnh hưởng như:

  • Samsung, Intel, LG, Bosch, Sharp, Panasonic, Foxconn, Pegatron,…

Theo tính toán của Bộ Tài chính, Việt Nam sẽ có thể thu thêm được 12.000 tỷ đồng thuế nội địa bổ sung thuế TTTC.

3. Đối sách cho Việt Nam

Ghi nhận đề xuất từ Công ty Ernst&Young Việt Nam, với tư cách nước tiếp nhận đầu tư… Việt Nam nên chủ động giành quyền đánh thuế, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để đảm bảo cạnh tranh hiệu quả.

Theo ý kiến của Samsung, Việt Nam cần xây dựng cơ chế về khoản hỗ trợ bằng tiền. Khoản hỗ trợ này nhằm bổ sung cho phần ưu đãi bị sụt giảm của các doanh nghiệp FDI tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần áp dụng QDMTT để giành quyền thu thuế bổ sung để có được nguồn tài chính cho các khoản hỗ trợ nêu trên.

Đối sách cho Việt Nam chạy đua với Thuế tối thiểu toàn cầu

Cụ thể, Việt Nam nên có chính sách hỗ trợ nhà đầu tư trực tiếp vào:

  • Chi phí đầu tư; Chi phí R&D (nghiên cứu & phát triển);
  • Hỗ trợ chi phí xây dựng các công trình bảo vệ môi trường;
  • Hỗ trợ các hoạt động giảm phát thải;…

Uỷ viên uỷ ban thường trực Quốc Hội cũng nêu lên quan điểm, Việt Nam nên cân nhắc việc trừ chi phí để đạt mục tiêu kép. Thay vì giảm thuế suất, hãy cho phép doanh nghiệp khấu trừ nhiều hơn 100% cho:

  • Chi phí đầu tư vào các hoạt động R&D;
  • Đào tạo lao động, thuê nhân sự chất lượng cao;…

Chính sách này vẫn tạo được tác động ưu đãi, vừa đạt mục tiêu nâng cao chất lượng đầu tư.

Ngoài ra, các hỗ trợ về đất đai, chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.v.v… Khuyến khích nhà đầu tư cũng được Việt Nam cân nhắc.

( Tham khảo Tạp chí Đầu tư 35 năm thu hút đầu tư nước ngoài)

Công ty luật TNHH Harley Miller “HMLF”

Trụ sở: 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: 0937215585

Email: info@luatminhnguyen.com

Related Articles