spot_img

Bàn luận xung quanh dự án điều chỉnh Luật Viễn thông (sửa đổi)

1. Kiến nghị bổ sung đối tượng điều chỉnh mới vào dự án Luật Viễn thông (sửa đổi)

Qua các cuộc thảo luận về dự án điều chỉnh Luật Viễn thông, “Trung tâm dữ liệu” (Data center) và “Điện toán đám mây” (Cloud) là 02 đối tượng được kiến nghị đưa vào Luật này.

Bởi vì dịch vụ viễn thông liên quan nhiều đến vấn đề xuyên biên giới, kiến nghị này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng qua nhiều khía cạnh. Luật Viễn thông liên quan đến nhiều luật khác nhau và cả điều ước quốc tế, hiệp định thương mại. Có 05 nhóm cam kết quốc tế cần được rà soát như:

  • Cam kết về mở cửa thị trường;
  • Cam kết về thể chế, môi trường kinh doanh viễn thông;
  • Những cam kết liên quan đến luật pháp quốc tế nói chung;
  • Cam kết các quy định về thủ tục tại các diễn đàn, tổ chức chuyên môn;
  • Cam kết về khái niệm trong lĩnh vực viễn thông.

Theo các điều ước quốc tế, hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia, Việt Nam chưa cam kết mở cửa thị trường viễn thông. Các nhà đầu tư FDI vào Việt Nam ở lĩnh vực này sẽ bị hạn chế về vốn đầu tư. Theo đó các nhà đầu tư sẽ bị hạn chế khoảng 49-65% vốn đầu tư tuỳ loại hình dịch vụ viễn thông và quốc tịch của nhà đầu tư.

Bàn luận xung quanh dự án điều chỉnh Luật viễn thông (sửa đổi)

2. Thảo luận về kiến nghị bổ sung đối tượng điều chỉnh

Điều 12, Dự thảo Luật Viễn thông quy định như sau:

“Hình thức, điều kiện đầu tư nước ngoài và tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ viễn thông phải theo các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên”

Như vậy nếu không có quy định rõ ràng, nhà đầu tư FDI vào lĩnh vực Data center và Cloud cũng sẽ bị hạn chế về:

  • Tỷ lệ vốn đầu tư;
  • Điều kiện tiếp cận thị trường;…

Bên cạnh đó, doanh nghiệp khi tham gia vào lĩnh vực này phải:

  • Xin cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông;
  • Lập văn phòng đại diện;
  • Có hợp đồng thương mại với doanh nghiệp viễn thông trong nước;…

Vì vậy, theo các doanh nghiệp, kiến nghị này sẽ tạo nên rào cản pháp lý, làm giảm thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

Bàn luận xung quanh dự án điều chỉnh Luật viễn thông (sửa đổi)

3. Các đại biển cho rằng kiến nghị sẽ làm giảm thu hút đầu tư nước ngoài

Theo ý kiến từ các đại biểu, Việt Nam hiện không có quy định nào đề cập dịch vụ Data center, Cloud là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Các cam kết quốc tế của Việt Nam cũng không có hạn chế nào đối với dịch vụ này. Kiến nghị trên hình thành nghĩa vụ của nhà cung cấp 02 dịch vụ này… Hệ luỵ là sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp, ảnh hưởng lợi ích kinh tế, tác động tiêu cực đến thu hút FDI phát triển dịch vụ này ở Việt Nam.

Hiện nay có nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam sử dụng Data center, Cloud của các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp này sẽ bị ảnh hưởng lớn… Khi các doanh nghiệp nước ngoài không thể tiếp tục cung cấp dịch vụ cho họ. Vì vậy, trên nguyên tắc phân tích tác động của chính sách lên lợi ích quốc gia và lợi ích doanh nghiệp trong nước,… Hai đối tượng này vẫn cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để có phương pháp điều chỉnh phù hợp.

(Tham khảo Báo Đầu tư ngày 14/6/2023)

4. Về công ty chúng tôi

HMLF là Công ty Luật được cấp phép để cung cấp các dịch vụ pháp lý cho Doanh nghiệp. Với hơn 70 năm kinh nghiệm trong:

• Lĩnh vực Tài chính, Kế toán, Thuế.

• Ngành nghề: Sản xuất, Dịch vụ, Hàng Không, Vận Tải, Công nghệ, Tài chính.

– Giúp Khách hàng kiểm soát các giao dịch từ pháp lý nội bộ cho đến thương mại quốc tế. Trở thành người bảo vệ pháp lý tốt nhất cho các Doanh nghiệp.

– Đưa ra những giải pháp tối ưu mang đến cho Khách hàng sự hài lòng.

Công ty luật TNHH Harley Miller “HMLF”

Trụ sở: 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: 0937215585

Email: info@luatminhnguyen.com

Related Articles