spot_img

Doanh nghiệp muốn hỏi về Giấy phép, Loại hình nhập khẩu, Chính sách thuế nhập khẩu trong trường hợp Doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng từ đối tác về Việt Nam sản xuất, lắp ráp sau đó xuất đi nước thứ ba.

Hỏi:

Doanh nghiệp chúng tôi muốn hợp tác với đối tác Nhật Bản để nhập khẩu khung gầm có gắn động cơ (dạng CBU, Euro 2, tay lái thuận, hàng mới 100%) từ Nhật Bản về Việt Nam lắp ráp thành xe buýt, sau đó xuất đi Campuchia. Xin được quý Cục Hải quan thành phố xem xét hướng dẫn một số thủ tục sau:

1. Giấy phép:

  • Doanh nghiệp chúng tôi có phải xin giấy phép trước khi thực hiện hay không?
  • Nếu có thì phải liên hệ với cơ quan nào để được cấp phép thực hiện?
  • Có phải đăng ký với cơ quan Đăng kiểm trước khi mở tờ khai hàng nhập khẩu không?

2. Loại hình nhập khẩu: Nhập nguyên liệu để gia công hay nhập nguyên liệu sản xuất, xuất khẩu?

3. Chính sách thuế nhập khẩu: Phải nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT trước khi nhận hàng. Sau khi xuất khẩu thì được hoàn lại phần thuế nhập khẩu, thuế GTGT tương ứng với phần đã thực xuất hay được tạm thời không nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT trong vòng 270 ngày, nếu quá thời hạn này mà chưa xuất khẩu thành phẩm thì phải nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT, phạt chậm nộp thuế tính từ ngày nhập khẩu?

Trả lời:

-Mặt hàng khung gầm có gắn động cơ để lắp ráp cho xe ô tô mới 100% không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

-Về loại hình nhập khẩu: Đề nghị doanh nghiệp căn cứ điều kiện kinh doanh theo giấy phép kinh doanh (đầu tư) và quy định tại chương III Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính để xác định theo loại hình nhập khẩu.

Related Articles