spot_img

RCEP giúp Việt Nam thu hút thêm vốn đầu tư nội khối

Kể từ thời điểm ký kết, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã góp phần điều tiết lại nền kinh tế, cũng như là giúp Việt Nam thu hút thêm vốn đầu tư nội khối.

1. Các yếu tố của RCEP giúp Việt Nam thu hút thêm vốn đầu tư nội khối.

Việc tạo thuận lợi cho đầu tư nhờ RCEP bao gồm: đăng ký và phê duyệt kinh doanh, giấy phép, các yêu cầu và quy trình hành chính cũng như các thủ tục khác liên quan đến thuế và an sinh xã hội.

Khi gia nhập RCEP, các nước cũng cam kết xóa bỏ 97,8 – 98,3% số dòng thuế cho Việt Nam. Các nước ASEAN cũng cam kết giảm 85,9 – 100% số dòng thuế.

Sức sống của RCEP đã phần nào khẳng định ý nghĩa kinh tế mà nó mang lại cho Việt Nam. Lĩnh vực doanh nghiệp được kỳ vọng hưởng lợi nhiều nhất. Ngoài ra, lĩnh vực du lịch, giáo dục, giải trí, bán lẻ… cũng được hưởng lợi đáng kể.

Tương ứng với những giá trị được nhận, Việt Nam cũng tiếp tục hoàn thiện hơn môi trường đầu tư. Điều này thể hiện qua việc thực hiện các nghị quyết và chỉ thị quy định về tăng cường cung cấp thông tin và giảm thiểu các yêu cầu về hành chính.

Sự điều chỉnh của Luật Đầu tư 2020 (LĐT), LĐT theo phương thức đối tác công tư, Nghị định 31/2021/NĐ-CP góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm đầu tư ngày càng hấp dẫn.

Theo chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Thái Lan tại Việt Nam, các doanh nghiệp ở quốc gia này đang quan tâm đến thị trường Việt Nam, họ tin rằng sẽ rót vốn vào Việt Nam nhiều hơn nữa. Một ví dụ khác từ các nước đầu tư vào Việt Nam đó là Tập đoàn Samsung – Hàn Quốc. Năm ngoái, Samsung Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm trị giá 65 tỷ USD, chiếm 8,9% kim ngạch xuất khẩu.

Tham khảo: Báo đầu tư ngày 03/7/2023.

2. Một vài điểm nổi bật của Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư.

Nghị định 31/2021/NĐ-CP đã góp phần gỡ rối cho các nhà đầu tư (NĐT) trong việc thực hiện thủ tục pháp lý liên quan. Nghị định nêu rõ những nỗ lực để khắc phục điểm nghẽn trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời tăng cường phân cấp cho địa phương; đảm bảo tính minh bạch cũng như cung cấp thêm ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt. Cụ thể:

Bổ sung danh mục ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà NĐT nước ngoài.

– Tại Phụ lục I Nghị định 31 danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với NĐT nước ngoài có hai nhóm:

+ Thứ nhất, danh mục ngành, nghề NĐT nước ngoài không được tham gia thị trường: bao gồm 25 ngành nghề.

+ Thứ hai, danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường: gồm 58 ngành, nghề.

Bổ sung đối tượng thuộc ngành nghề ưu đãi đầu tư.

Nghị định 31/2021/NĐ-CP cũng đã bổ sung thêm nhiều đối tượng thuộc nghề ưu đãi gồm:

– Nghiên cứu, sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học sử dụng làm thực phẩm.

– Sản xuất sản phẩm đồ gỗ; sản xuất ván nhân tạo, gồm: ván dán, ván ghép thanh, ván MDF.

– Phát triển và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.

– Hỗ trợ phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới tại cộng đồng đối với người bán dâm.

– Sử dụng nhiệt khí thải để phát điện của các cơ sở sản xuất nhằm bảo vệ môi trường.

Thay đổi và hợp nhất danh mục các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Nghị định 31 đã liệt kê cụ thể danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định.

Bổ sung điều kiện đối với đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư.

Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 19 Nghị định 31 thì dự án sử dụng người lao động khuyết tật phải từ 30% số lao động thường xuyên bình quân hằng năm trở lên mới được hưởng ưu đãi.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng ưu đãi khi đáp ứng các điều kiện:

– Có ít nhất 80% số doanh nghiệp tham gia là doanh nghiệp nhỏ và vừa;

– Có ít nhất 10 địa điểm phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng;

– Tối thiểu 50% doanh thu của chuỗi được tạo ra bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia.

Theo Điều 56 Nghị định 31, điều kiện về tổng thời gian ngừng hoạt động của dự án không quá 12 tháng. Trong trường hợp quá thời hạn, cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoạt động của dự án đó.

Đối với trường hợp ngừng hoạt động của dự án theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết có hiệu lực của trọng tài hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư thì thời gian ngừng hoạt động của dự án được xác định theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết trọng tài hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư.

Bổ sung thêm trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.

Theo đó, Nghị định 31/2021/NĐ-CP đã bổ sung thêm trường hợp chấm dứt hoạt động là:

– NĐT hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo theo pháp luật dân sự.

– Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài chấm dứt đầu tư.

3. Về công ty chúng tôi.

HMLF là Công ty Luật được cấp phép để cung cấp các dịch vụ pháp lý cho Doanh nghiệp. Với hơn 70 năm kinh nghiệm trong:

• Lĩnh vực Tài chính, Kế toán, Thuế.

• Ngành nghề: Sản xuất, Dịch vụ, Hàng Không, Vận Tải, Công nghệ, Tài chính.

– Giúp Khách hàng kiểm soát các giao dịch từ pháp lý nội bộ cho đến thương mại quốc tế. Trở thành người bảo vệ pháp lý tốt nhất cho các Doanh nghiệp.

– Cố gắng đưa ra những giải pháp tối ưu mang đến cho Khách hàng sự hài lòng.

Công ty luật TNHH Harley Miller “HMLF”

Trụ sở: 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: 0937215585

Email: info@luatminhnguyen.com

Related Articles