Kinh doanh cảng hàng không, sân bay là việc khai thác kết cấu hạ tầng cảng hàng không và các công trình hạ tầng cảng hàng không khác do doanh nghiệp cảng hàng không quản lý nhằm mục đích sinh lợi.
Cơ sở pháp lý
– Điều ước quốc tế: WTO; Hiệp định BIT Việt Nam – Nhật Bản
– Luật Hàng không Dân dụng 2014
– Nghị định 89/2019/ND-CP
Điều kiện đầu tư kinh doanh cảng hàng không, sân bay
Lộ trình cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO không cam kết mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài khai thác cảng hàng không, sân bay. Vì vậy, Việt Nam chưa mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, khai thác cảng hàng không, sân bay. Nhưng theo Hiệp định BIT, nhà đầu tư Nhật Bản được phép đầu tư theo hình thức liên doanh để khai thác cảng sông, cảng biển, sân bay.
Điều kiện đầu tư, kinh doanh cảng hàng không, sân bay như sau:
– Chủ trương được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận trong các trường hợp: Thành lập doanh nghiệp cảng hàng không; chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp sân bay cho nhà đầu tư nước ngoài.
– Được cấp phép khai thác cảng hàng không, sân bay.
– Nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 34% vốn điều lệ
Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh sân bay
Có kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
a) Tổ chức bộ máy và người lao động được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn khai thác cảng hàng không theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng;
b) Hệ thống trang thiết bị và điều kiện cần thiết bảo đảm an toàn, an ninh hàng không theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.
Yêu cầu về vốn như sau:
a) Vốn tối thiểu để thành lập và duy trì hoạt động kinh doanh hàng không chung: 100 tỷ đồng.
b) Doanh nghiệp vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 34% vốn điều lệ;
+ Phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam nắm giữ phần vốn điều lệ lớn nhất;
+ Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn thì phần vốn góp nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.”
Thủ tục, hồ sơ tại cảng hàng không, sân bay
Nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh sân bay tại Việt Nam cần cung cấp các tài liệu sau:
– Đăng ký công ty: Nhà đầu tư cần cung cấp giấy phép đầu tư và hồ sơ đăng ký kinh doanh để thành lập công ty tại Việt Nam. Điều này bao gồm bản sao có công chứng bản dịch tiếng Anh của Hợp đồng đầu tư doanh nghiệp, Đăng ký địa chỉ kinh doanh, Mẫu đăng ký đại diện theo pháp luật và các tài liệu liên quan.
– Vốn đầu tư: Nhà đầu tư cần cung cấp các tài liệu liên quan đến vốn đầu tư của mình bao gồm tài khoản ngân hàng, bản sao tài liệu xác nhận vốn đầu tư và các tài liệu liên quan khác.
– Chứng chỉ khai thác cảng hàng không, sân bay
+ Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay
- Tài liệu vận hành sân bay.
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 02/2021/ND-CP;
+ Phương thức, địa điểm nộp hồ sơ: gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi điện tử hoặc bằng phương tiện phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam.
+ Thời hạn giải quyết: tổng thời gian là 25 ngày, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam cấp Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay.
Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài cần tìm hiểu chi tiết các quy định pháp luật, thủ tục hành chính để đảm bảo hoạt động đầu tư của mình tại sân bay được hiệu quả và an toàn.
HMLF tự hào là một Công ty luật hoạt động trong nhiều lĩnh vực, trong đó đầu tư hàng không là một trong những lĩnh vực hoạt động cốt lõi của chúng tôi. Với đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, tận tâm và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư hàng không, HMLF tự tin giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực đầu tư.
Công ty luật TNHH Harley Miller “HMLF”
Trụ sở: 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: 0937215585
Website: hmlf.vn Email: miller@hmlf.vn