spot_img

Mô hình kinh tế chia sẻ (MỚI) và cơ hội của Việt Nam

1. Mô hình kinh tế chia sẻ mới hình thành ở Việt Nam

Nền kinh tế chia sẻ là mô hình kinh tế mà các hoạt động mua, cung cấp, chia sẻ quyền truy cập vào hàng hoá, dịch vụ trên mạng lưới ngang hàng. Mô hình này thường được cung cấp bởi các nền tảng trực tuyến theo cộng đồng.

Mô hình kinh tế chia sẻ đã xuất hiện khá lâu trên thế giới và được hình thành ở Việt Nam vài năm gần đây. Tuy chỉ mới gia nhập vào Việt Nam, mô hình kinh tế này đã có sự phát triển mạnh mẽ. Hiện tại có 03 lĩnh vực chính đang thu hút sự phát triển của mô hình kinh tế này là:

  • Vận tải trực tuyến;
  • Chia sẻ phòng ở;
  • Cho vay ngang hàng.

Trong vận tải trực tuyến, các doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ hiện nay gồm:

  • Grab; Gojek; Bee;…

Theo thống kê, cả nước hiện có gần 70.000 xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng dịch vụ trực tuyến. Đây là lĩnh vực hoạt động sôi nổi nhất vì đáp ứng được nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng.

Trong lĩnh vực chia sẻ phòng ở, các doanh nghiệp nước ngoài hiện đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, sôi nổi nhất là các doanh nghiệp gồm:

  • Airbnb.com; Agoda.com; Booking.com; Trivago.com;…

Quy mô thị trường kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực lưu trú của Việt Nam vẫn chưa đa dạng. Chỉ mới chiếm khoảng 2% thị trường lưu trú du lịch. Vậy nên sẽ còn nhiều cơ hội khai thác trong lĩnh vực tiềm năng này dành cho các nhà đầu tư.

Đối với lĩnh vực cho vay ngang hàng:

Hiện số lượng doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam chỉ khoảng 100 doanh nghiệp. Quy mô hoạt động trong lĩnh vực này vẫn còn thấp. Và vì đối tượng của hoạt động là vay tài sản nên cần được cân nhắc, nghiên cứu kỹ hơn.

Mô hình kinh tế chia sẻ và cơ hội của Việt Nam

2. Việt Nam đang có nhiều cơ hội để đẩy mạnh phát triển kinh tế chia sẻ

Việt Nam có gần 100 triệu dân, vị trí địa lý thuận lợi nằm giữa vùng kinh tế sôi động. Nơi đây thuận lợi để phát triển loại hình vận tải hàng hoá, đó là tiền đề để các doanh nghiệp như Grab, Gojek, Airbnb phát triển thị trường.

Ngoài ra, Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi số, có 85% dân số trưởng thành sở hữu điện thoại thông minh. Quy mô thị trường gọi xe, giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam đạt doanh thu 3 tỷ USD vào năm 2022, dự đoán năm 2025 con số này sẽ đạt 5 tỷ USD.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã có sự điều chỉnh chính sách thu hút vốn FDI. Các chính sách hướng mạnh đến thu hút những dự án công nghệ cao, quảng trị hiện đại,…

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trong ASEAN cho phép thí điểm mô hình kinh doanh ứng dụng dịch vụ công nghệ kết nối vận tải. Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. Với sự ủng hộ của Chính phủ, Việt Nam đã tạo được môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển nền kinh tế chia sẻ ở Việt Nam.

Mô hình kinh tế chia sẻ và cơ hội của Việt Nam

3. Về công ty chúng tôi

HMLF là Công ty Luật được cấp phép để cung cấp các dịch vụ pháp lý cho Doanh nghiệp. Với hơn 70 năm kinh nghiệm trong:

• Lĩnh vực Tài chính, Kế toán, Thuế.

• Ngành nghề: Sản xuất, Dịch vụ, Hàng Không, Vận Tải, Công nghệ, Tài chính.

– Giúp Khách hàng kiểm soát các giao dịch từ pháp lý nội bộ cho đến thương mại quốc tế. Trở thành người bảo vệ pháp lý tốt nhất cho các Doanh nghiệp.

– Cố gắng đưa ra những giải pháp tối ưu mang đến cho Khách hàng sự hài lòng khi trải nghiệm dịch vụ pháp lý.

Công ty luật TNHH Harley Miller “HMLF”

Trụ sở: 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: 0937215585

Email: info@luatminhnguyen.com

Related Articles