spot_img

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam có cơ hội đột phá

1. Các giai đoạn phát triển của thương mại điện tử Việt Nam

Theo chuyên gia, hoạt động đầu tư thương mại điện tử Việt Nam (TMĐT VN) được chia thành 03 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Từ năm 2000 – 2010

Trong giai đoạn này đã xuất hiện những thế hệ sàn TMĐT “đời đầu” như:

  • Vật Giá;
  • Én bạc;
  • Chợ điện tử;
  • 123mua.vn;…

Lúc này lượng đầu tư vào TMĐT vẫn khiêm tốn, chỉ một số ít sàn TMĐT gọi vốn đầu tư.

Giai đoạn 2: Từ năm 2011-2017

Ngành TMĐT VN đã phát triển sôi động hơn với sự xuất hiện của nhiều sàn TMĐT cả trong và ngoài nước. 02 mô hình phổ biến và gọi vốn thành công trong giai đoạn này là:

  • Groupon (mua theo nhóm);
  • Sàn thương mại điện tử đa ngành (ecommerce platform/ marketplace).

Một trong những thương vụ lớn thời điểm đó là sàn Nhommua được nhận vốn 60 triệu USD từ IDG Ventures Việt Nam, Rebate Networks và Ru-net Global. Tuy nhiên, các mô hình Groupon đều không duy trì được tốc độ phát triển và trở nên suy thoái trào sau vài năm. Về mô hình Marketplace, Tiki và Sendo là những công ty nội địa nổi bật liên tục gọi vốn lớn với khả năng tăng trưởng tốt.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam có cơ hội đột phá

Giai đoạn 3: Từ năm 2018 đến nay

Ngành TMĐT liên tục tăng trưởng với sự ra đời của nhiều mô hình kinh doanh mới. Trong đó, nổi bật là các mảng kinh doanh dịch vụ như:

  • B2B Distribution (phân phối b2b);
  • Ecommerce enabler (công cụ hỗ trợ bán hàng);
  • Social commerce (TMĐT trên nền tảng mạng xã hội).

Trong đó, thành tựu của một số công ty đã chứng minh sự tăng trưởng vượt bật của TMĐT VN trong giai đoạn này:

  • Telio (đã gọi vốn được 49 triệu USD);
  • Kiotviet (đã gọi vốn 51 triệu USD);…

2. Cơ hội đột phá của thương mại điện tử Việt Nam

Hiện nay, cơ sở pháp lý đã tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy TMĐT phát triển. Và vì tốc độ phát triển của ngành TMĐT VN rất nhanh, xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh mới… Nên khung pháp lý vẫn phải liên tục cập nhật để đảm bảo tính điều chỉnh kịp thời.

Ở lĩnh vực Marketplace, thị trường gần như được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp nước ngoài. 03 sàn đang dẫn đầu thị trường là Shopee, Tiktok Shop, Lazada. Theo sau đó là các sàn TMĐT nội địa Việt Nam như Tiki và Sendo.

Bên cạnh đó, ở những mô hình TMĐT mới như: B2B Distribution, Ecommerce enabler, Social commerce, các doanh nghiệp nội địa chiếm lợi thế gần như tuyệt đối. Một phần nhờ vào sự nhạy bén của thế hệ doanh nhân trẻ Việt Nam. Phần khác là do chưa có công ty lớn nào đủ tiềm lực thâm nhập vào thị trường Việt Nam trong các mảng này.

Việc Việt Nam gia nhập WTO, tham gia nhiều FTA cũng tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp giao thương thuận lợi hơn. Từ đó tạo ra nhiều cơ hội đột phá cho thị trường TMĐT VN tiềm năng.

Với đà tăng trưởng hai con số và luôn nằm trong nhóm quốc gia có tốc độ phát triển TMĐT hàng đầu trên thế giới… Các chuyên gia dự đoán đến năm 2025, quy mô thị trường TMĐT VN có thể cán mốc 49 tỷ USD. Một dự báo lạc quan khác từ Google cho thấy rằng, TMĐT VN sẽ có quy mô lên đến 57 tỷ USD.

(Tham khảo Tạp chí Báo đầu tư 35 năm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam)

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam có cơ hội đột phá

3. Về công ty chúng tôi

HMLF là Công ty Luật được cấp phép để cung cấp các dịch vụ pháp lý cho Doanh nghiệp. Với hơn 70 năm kinh nghiệm trong:

• Lĩnh vực Tài chính, Kế toán, Thuế.

• Ngành nghề: Sản xuất, Dịch vụ, Hàng Không, Vận Tải, Công nghệ, Tài chính.

– Giúp Khách hàng kiểm soát các giao dịch từ pháp lý nội bộ cho đến thương mại quốc tế. Trở thành người bảo vệ pháp lý tốt nhất cho các Doanh nghiệp.

– Cố gắng đưa ra những giải pháp tối ưu mang đến cho Khách hàng sự hài lòng.

Công ty luật TNHH Harley Miller “HMLF”

Trụ sở: 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: 0937215585

Email: info@luatminhnguyen.com

Related Articles