spot_img

Các trường hợp Doanh nghiệp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, doanh nghiệp thuê/mướn người lao động (NLĐ) có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) và ngược lại. Nhưng việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Ngay cả có những trường hợp doanh nghiệp không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ.

1. Trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hợp động lao động trái pháp luật

Chị L ký HĐLĐ và làm việc tại công ty X đã được 05 năm. Năm 2021, chị bị bệnh phải điều trị tại bệnh viện một khoảng thời gian dài. Vì lý do đó, công ty X đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ với chị L với lý do chị L đã nghỉ việc quá số ngày quy định, không hoàn thành công việc, thường xuyên xin nghỉ nửa buổi.

Với tình huống trên, công ty X đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Theo Điều 37, Bộ luật Lao động 2019, những trường hợp doanh nghiệp không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ là:

  • NLĐ ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng… Trừ trường hợp quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 36, Bộ luật Lao động 2019;
  • NLĐ đang nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng,… được người sử dụng lao động đồng ý;
  • NLĐ nữ mang thai, NLĐ đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, với các trường hợp trên doanh nghiệp không được quyền chấm dứt HĐLĐ với NLĐ. Đây là điều khoản bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ mà doanh nghiệp không được vi phạm.

Các trường hợp Doanh nghiệp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

2. Doanh nghiệp khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật đối với NLĐ thì sẽ như thế nào?

Điều 41, Bộ luật Lao động 2019 quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật như sau:

  • Phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo HĐLĐ đã giao kết;
  • Phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày NLĐ không được làm việc;
  • Trả thêm cho NLĐ khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ;
  • Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong HĐLĐ mà NLĐ vẫn muốn làm việc thì 02 bên thoả thuận để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ;
  • Trường hợp người sử dụng lao động vi phạm thời hạn báo trước về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại khoản 2, Điều 36, Bộ luật Lao động 2019,… Người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước;
  • Trường hợp NLĐ không muốn tiếp tục làm việc,… Người sử dụng lao động phải trả những khoản tiền trên kèm theo trợ cấp thôi việc;
  • Nếu người sử dụng lao động không muốn nhận lại NLĐ và NLĐ đồng ý,… Người sử dụng lao động phải trả những khoản tiền trên, trợ cấp thôi việc… Và phải bồi thường một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.
Các trường hợp Doanh nghiệp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

3. Về công ty chúng tôi

HMLF là Công ty Luật được cấp phép để cung cấp các dịch vụ pháp lý cho Doanh nghiệp. Với hơn 70 năm kinh nghiệm trong:

• Lĩnh vực Tài chính, Kế toán, Thuế.

• Ngành nghề: Sản xuất, Dịch vụ, Hàng Không, Vận Tải, Công nghệ, Tài chính.

– Giúp Khách hàng kiểm soát các giao dịch từ pháp lý nội bộ cho đến thương mại quốc tế. Trở thành người bảo vệ pháp lý tốt nhất cho các Doanh nghiệp.

– Cố gắng đưa ra những giải pháp tối ưu mang đến cho Khách hàng sự hài lòng.

Công ty luật TNHH Harley Miller “HMLF”

Trụ sở: 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: 0937215585

Email: info@luatminhnguyen.com

Related Articles