spot_img

Chế độ hưởng lương hưu và những điều cần biết (Phần 2)

Hỏi: Trường hợp doanh nghiệp ký HĐLĐ 12 tháng với người đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm tham gia BHXH, thì có thuộc đối tượng đóng bảo hiểm bắt buộc không?

Trả lời:

-Căn cứ Luật BHXH, người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) bắt buộc, trừ những người đang hưởng chế độ hưu trí.

-Như vậy, những người lao động đang làm việc tại công ty theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên không hưởng chế độ hưu trí thì vẫn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTN bắt buộc.

Hỏi: Năm 2016, công ty chúng tôi có 1 lao động đến tuổi nghỉ hưu, và người đó muốn nghỉ việc sau khi sinh nhật thứ 55 (đã đủ điều kiện để lĩnh lương hưu). Người lao đông (NLĐ) đó muốn hỏi cách tính lương hưu của họ, từ lúc tham gia là tháng 8/1994 đến tháng 08/2004 họ lĩnh theo lương hệ số nhân với mức lương tối thiểu theo quy định Nhà nước, sau đó NLĐ đã xin vào làm việc tại công ty chúng tôi là công ty TNHH 2 TV và hưởng lương theo hệ thống thang lương đăng ký của DN.

Trả lời:

-Theo Khoản 3 Điều 62 Luật BHXH số 58/2014/QH13 thì người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể:

a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

c) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

d) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

đ) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

e) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

f) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

-Điều 74 quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

Hỏi: Vừa qua công ty chúng tôi có 1 công nhân nghỉ hưu từ tháng 3/2017 và được lãnh trợ cấp hưu trí hàng tháng từ tháng 4/2017 đến nay. Khi nhà nước thay đổi mức lương cơ sở từ 1.210.000 đồng lên 1.300.000 đồng thì tiền trợ cấp hưu trí hàng tháng của công nhân công ty chúng tôi có được tăng theo không?

Trả lời: Trường hợp người lao động mà quý công ty nêu, lương hưu tháng 7/2017 sẽ được điều chỉnh tăng thêm 7,44% so với mức lương hưu tháng 6/2017, việc điều chỉnh thực hiện theo Nghị định 76/2017/CĐ-CP ngày 30/6/2017 của Chính phủ về điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng. Phần lương hưu tăng thêm (từ tháng 7/2017 trở đi) sẽ được nhận trong kỳ trả lương hưu tháng 9/2017.

Related Articles