spot_img

Doanh nghiệp tìm hiểu về Bảo hiểm xã hội (Phần 2)

Hỏi:

  1. Khi chuyển đổi từ công ty TNHH Một Thành Viên sang chi nhánh của Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại TPHCM thì cần làm những thủ tục gì với cơ quan Bảo Hiểm? Anh/chị giúp em nêu cụ thể ạ.
  2. Hiện nay, luật đã có quy định bàn giao sổ bảo hiểm xã hội cho NLĐ quản lý. Vậy, đã có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này chưa và thủ tục cần phải làm là gì

Trả lời:

  1. Khi đơn vị chuyển đổi từ Công ty TNHH Một thành viên sang Chi nhánh của Liên Hiệp Hợp Tác Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh thì thực hiện như sau:
  • Đối với Công ty TNHH Một thành viên:

-Lập mẫu D02-TS báo giảm toàn bộ lao động, thu hồi thẻ BHYT còn giá trị sử dụng trả cho cơ quan BHXH, Quyết định của cơ quan chức năng về việc chuyển đổi công ty nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH kèm Phiếu giao nhận hồ sơ 106/…/THU (PGNHS về ngưng tham gia BHXH).

-Thanh toán hết tiền và nộp hồ sơ chốt sổ cho người lao động theo quy định.

  • Đối với Chi nhánh Liên Hiêp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh:

-Lập thủ tục tham gia cho toàn bộ nhân viên theo Phiếu Giao nhận hồ sơ 101/…/THU (PGNHS về Đăng ký tham gia BHXH, BHYT bắt buộc lần đầu,

đơn vị chuyển từ địa bàn tỉnh, thành phố khác đến), làm song song với thủ tục báo giảm tại Công ty TNHH một thành viên.

-Thanh toán tiền BHXH, BHYT, BHTN tháng đầu tiên để được cấp thẻ BHYT theo quy định.

2. Theo quy định của Luật BHXH (Luật số 58/2014/QH13) thì người lao động có quyền, trách nhiệm quản lý và bảo quản sổ BHXH kể từ ngày 01/01/2016.

Tuy nhiên, đến nay Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang chờ Bảo hiểm xã hội Việt Nam có văn bản quy định cụ thể việc bàn giao sổ BHXH cho người lao động tự bảo quản. Vì vậy, đề nghị đơn vị sử dụng lao động tạm thời thực hiện theo quy trình hướng dẫn như hiện nay.

Hỏi: Căn cứ vào Điều III, Mục I.2 công văn số 1684/HD-BHXH ngày 07/07/2016 Hướng dẫn đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì: “Khi có người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động và đã đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp tại đơn vị khác thì lập danh sách riêng chỉ đóng 1% cho các đối tượng này”.

Xin cho hỏi: Doanh nghiệp tôi có lao động làm việc tại 3 nơi và đã đóng bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp tại 1 nơi khác, như vậy doanh nghiệp tôi phải lập danh sách riêng để đóng 1% bảo hiểm tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp cho người này phải không? Nếu đúng, thì người này khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì họ có được hưởng tại 3 nơi không?

Trả lời:

-Căn cứ Công văn số 1684/HD-BHXH ngày 01/07/2016 của BHXH thành phố hướng dẫn việc đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì trường hợp người lao động làm việc ở 3 công ty thì ngoài việc đóng BHXH, BHYT, BHTN (32,5%) tại một công ty thì người sử dụng lao động 2 nơi còn lại phải lập danh sách riêng chỉ đóng 1% quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động nếu thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.

-Căn cứ Điều 5 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động quy định tại Khoản 2 Điều 43 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau: “Hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc một lần được tính trên cơ sở tổng các mức tiền lương làm căn cứ đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tất cả các hợp đồng lao động tại thời Điểm xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nhưng không quá mức tối đa theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.”

Chế độ hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp; khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và phục hồi chức năng lao động quy định tại Nghị định này và các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Hỏi: Chúng tôi là Công ty TNHH 02 thành viên, có quy mô siêu nhỏ với 02 lao động. Trong đó:

-Có 01 nhân viên kế toán đang làm việc cho công ty khác có hưởng lương và nộp BHXH, BHYT, BHTN ở công ty đó rồi.

-Còn 01 người là nhân viên đi tiếp thị bán hàng.

-Cả 02 nhân viên này đã làm việc tại Công ty chúng tôi từ năm 2009 đến nay theo thời gian và chế độ như sau:

  • Thời gian và địa điểm làm việc của 02 nhân viên này: không quy định và không ràng buộc về thời gian và địa điểm làm việc. Người lao động tự chủ động thu xếp khi có việc phát sinh.
  • Lương và phụ cấp trả theo tháng. Các khoản BHXH, BHYT, BHTN được Công ty chúng tôi trả gộp chung với tiền lương.
  • Các khoản lương và phụ cấp này được kế toán hạch toán vào trong chi phí quản lý doanh nghiệp.

Do không biết rõ về luật BHXH nên từ 2009 đến nay, theo cách hiểu của mình, chúng tôi nghĩ 02 nhân viên này làm việc theo hình thức bán thời gian nên đã trả gộp vào lương và không nộp BHXH, BHYT, BHTN cho 2 nhân viên nêu trên.

Xin được hỏi: Trường hợp của chúng tôi như đã nêu trên đây (không nộp BHXH, BHYT, BHTN cho 02 nân viên nêu trên từ 2009 đến nay) có vi phạm luật hay không? Nếu có thì vi phạm ở điều khoản nào của luật?

Trả lời:

-Tại Khoản 1 Điều 168 Bộ Luật lao động 2019 quy định người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, Bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về BHXH và pháp luật về BHYT.

-Căn cứ Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của BHXH Việt Nam về việc ban hành quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT thì người lao động đồng thời có từ 2 hợp đồng lao động (HĐLĐ) trở lên ở nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHXH, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức lương cao nhất.

-Căn cứ Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 4 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của BHXH Việt Nam thì người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ dủ 01 tháng đến dưới 3 tháng (thực hiện từ 01/01/2018); Điểm 1.1 Điều này quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; đơn vị không đăng ký đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp đối với người lao động là một trong các trường hợp truy thu được quy định tại Điều 42 Quyết định này.

-Do đó:

  • Doanh nghiệp bắt buộc phải đóng BHXH cho những người lao động (không tham gia BHXH nơi khác) làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên. Người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ truy thu từ năm 2009 đến cơ quan BHXH tại các quận, huyện nơi trụ sở doanh nghiệp để được hướng dẫn, giải quyết.
  • Trường hợp Doanh nghiệp không tham gia BHXH cho những người lao động này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định vi phạm về đóng BHXH bắt buộc, Bảo hiểm thất nghiệp tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

Related Articles