spot_img

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài như thế nào?

Có ba cách thức chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các nước khác:

Theo đường quốc gia

Có thể lựa chọn việc bảo hộ ở từng quốc gia riêng biệt bằng cách đăng ký trực tiếp tại các cơ quan sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ của các quốc gia đó. Đơn có thể phải được dịch sang ngôn ngữ quy định, thường là ngôn ngữ chính thức của quốc gia đó. Bạn sẽ phải nộp các khoản phí nộp đơn quốc gia và, đặc biệt đối với sáng chế, bạn có thể phải ủy quyền cho người hoặc tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ để giúp bạn chắc chắn rằng đơn của mình đáp ứng các yêu cầu của quốc gia đó. Một số quốc gia cũng sẽ yêu cầu bạn sử dụng đại diện sở hữu trí tuệ. Nếu bạn vẫn trong giai đoạn đánh giá khả năng thương mại của một sáng chế hoặc vẫn đang tìm kiếm thị trường xuất khẩu hay đối tác li-xăng tiềm năng thì việc bảo hộ theo đường quốc gia sẽ rất tốn kém và phức tạp, đặc bịệt khi đăng ký bảo hộ ở nhiều nước khác nhau. Trong trường hợp này, các dịch vụ của các hệ thống đăng ký và nộp đơn quốc tế đối với sáng chế, nhãn hiệu và kiều dáng công nghiệp do WIPO quản lý mang lại một giải pháp đơn giản và ít tốn kém hơn.

Theo đường khu vực

Một số quốc gia đã thiết lập các thỏa thuận khu vực để có được sự bảo hộ sở hữu trí tuệ trong toàn bộ lãnh thổ khu vực với chỉ một đơn yêu cầu bảo hộ duy nhất. Các Cơ quan Sở hữu trí tuệ khu vực bao gồm:

  • Cơ quan Sáng chế châu Âu (bảo hộ sáng chế toàn bộ 27 quốc gia là thành viên của Công ước Sáng chế châu Âu).
  • Cơ quan Hài hòa hóa thị trường nội địa (bảo hộ Nhãn hiệu cộng đồng và Kiểu dáng cộng đồng, trao cho chủ sở hữu quyền thống nhất có hiệu lực ở tất cả các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu thông qua một thủ tục duy nhất)
  • Tổ chức Sở hữu công nghiệp khu vực châu Phi (ARIPO – Cơ quan Sở hữu trí tuệ khu vực dành cho các nước châu Phi nói tiếng Anh, bảo hộ sáng chế, mẫu hữu ích, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp).
  • Tổ chức Sở hữu trí tuệ châu Phi (OAPI – Cơ quan Sở hữu trí tuệ khu vực dành cho các nước châu Phi nói tiếng Pháp và tiếng Bồ Đào Nha, bảo hộ sáng chế, mẫu hữu ích, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí mạch tích hợp trong tương lai).
  • Cơ quan Sáng chế Á-Âu (bảo hộ sáng chế ở các quốc gia thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập).
  • Cơ quan Nhãn hiệu Benelux & Cơ quan Kiểu dáng Benelux (bảo hộ nhãn hiệu và kiểu dáng ở Bỉ, Hà Lan và Luxembourg).
  • Cơ quan Sáng chế của Hội đồng hợp tác các quốc gia Ả-rập vùng Vịnh (bảo hộ sáng chế ở Bahrain, Kuwait, Oman, Quatar, Saudi Abrabia và UAE).

Theo đường quốc tế

Các hệ thống đăng ký và nộp đơn quốc tế do WIPO quản lý đơn giản hóa đáng kể thủ tục trong việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đồng thời ở nhiểu quốc gia. Thay vì nộp nhiều đơn quốc gia bằng nhiều ngôn ngữ, hệ thống đăng ký và nộp đơn quốc tế cho phép bạn nộp một đơn duy nhất, bằng một ngôn ngữ và chỉ phải thanh toán một khoản phí nộp đơn. Các hệ thống nộp đơn quốc tế này không chỉ hỗ trợ toàn bộ quá trình nộp đơn mà, đối với nhãn hiệu và kiểu dáng, giảm đáng kể chi phí khi đăng ký bảo hộ quốc tế (đối với sáng chế, Hệ thống PCT sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có thời gian để đánh giá giá trị thương mại của sáng chế trước khi nộp các khoản phí ở giai đoạn quốc gia). Các hệ thống bảo hộ quốc tế do WIPO quản lý gồm ba cơ chế bảo hộ cho từng loại quyền sở hữu công nghiệp khác nhau.

  • Hệ thống nộp đơn quốc tế được thiết lập theo Hiệp ước về Hợp tác sáng chế (hay Hệ thống PCT) là Hệ thống có quy mô toàn thế giới có mục đích đơn giản hóa việc nộp đơn đăng ký sáng chế ở nhiều quốc gia.
  • Đăng ký quốc tế về nhãn hiệu được hỗ trợ bởi Hệ thống Madrid.
  • Nộp lưu quốc tế về kiểu dáng công nghiệp được quy định bởi Thỏa ước La Hay.

Related Articles