spot_img

Có cần định giá quyền sở hữu trí tuệ không?

Sở hữu trí tuệ ngày càng được thừa nhận là một tài sản và công cụ của doanh nghiệp với những đóng góp đáng kể vào sự thành công của doanh nghiệp, và do tiềm năng của sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp trong việc tạo ra giá trị từ tài sản trí tuệ của mình đã dẫn tới nhu cầu ngày càng gia tăng về phương pháp định giá quyền sở hữu trí tuệ.

Cần phân biệt cẩn thận giữa giá và giá trị của tài sản trí tuệ. Giá thường được định nghĩa là những gì người mua sẵn sàng chi trả trong một giao dịch bình thường căn cứ trên giá trị của hàng hóa. Giá trị là một thuật ngữ trừu tượng, nhưng có chất lượng xác định mà việc tính toán được dựa trên một hệ thống các phương pháp và nguyên tắc được kiềm tra theo trình tự. Nói cách khác, việc định giá tài sản trí tuệ có thể ảnh hưởng đến giá của một tài sản trí tuệ, nhưng điều này không nhất thiết giống như việc xác định giá cho sản phẩm. Việc xác định giá cho sản phẩm thường bị ảnh hưởng bởi rất nhiểu yếu tố như thời gian, nhu cầu, lý do bán và kỹ năng đàm phán của các bên có liên quan.

Các công cụ được sử dụng để định giá tài sản trí tuệ giúp cho doanh nghiệp quản lý được tài sản sở hữu trí tuệ của mình một cách có hiệu quả và năng suất hơn, việc định giá tài sản trí tuệ tạo ra một tiêu chuẩn hữu ích và là cơ sở để đàm phán trong trường hợp chuyền giao hoặc mua bán tài sản trí tuệ.

Trước khi tiến hành định giá tài sản trí tuệ, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Tại sao doanh nghiệp quyết định định giá quyền sở hữu trí tuệ của mình?
  • Khi nào sẽ cần đến và sử dụng thông tin (các kết quả định giá)?
  • Quyền sở hữu trí tuệ nào sẽ được định giá?
  • Phương pháp định giá nào sẽ được sử dụng?

Những điều cần lưu ý khi định giá tài sản trí tuệ

Phạm vi và điểm mạnh của yêu cầu bảo hộ trong bằng độc quyền sáng chế hoặc điểm mạnh của tài sản trí tuệ có vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình định giá. Việc bảo hộ rộng (bảo hộ ở nhiều quốc gia) có thể làm tăng giá trị của sản phẩm. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào cách người định giá hiểu được điểm mạnh của cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở các nước có liên quan.

Mức độ hệ thống hóa và việc một người có thể sử dụng có hiệu quả các thông tin được hệ thống hóa có trong sản phẩm cũng ảnh hưởng đến việc định giá.

Giá trị của sản phẩm có thể tăng lên khi độ khó để xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của sản phẩm cao hơn. Mặt khác, sự tồn tại của các sản phẩm thay thế được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tốt có thể ảnh hưởng tiêu cực tới giá trị của sản phẩm.

Vì thế, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu để xác định các vấn để liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ nêu trên nhằm thấy được các tác động (tích cực hoặc tiêu cực) đến giá trị sản phẩm và tài sản của doanh nghiệp.

Related Articles