spot_img

Làm thế nào để biết được nếu công ty có tài sản trí tuệ? Kiểm toán sở hữu trí tuệ là gì?

Tại sao phải kiểm toán sở hữu trí tuệ?

Trong khi một số doanh nghiệp có các hệ thống và quy trình phức tạp để nhận biết, bảo hộ và quản lý tài sản trí tuệ được tạo ra, thì thật ngạc nhiên là một số các doanh nghiệp lại không có những hệ thống như vậy. Một số doanh nghiệp có hệ thống quản lý quyền sở hữu trí tuệ có khả năng đăng ký (ví dụ, sáng chế có khả năng bảo hộ, nhãn hiệu có khả năng đăng ký) thì họ lại gặp khó khăn khi các nhân viên giỏi của họ rời khỏi công ty và mang theo những bí quyết bất thành văn. Thậm chí, đối với các doanh nghiệp “có nhận thức về sở hữu trí tuệ” thì các hệ thống này cần phải được xem xét lại theo định kỳ và nhân viên phải được đào tạo hoặc huấn luyện về cách thức sử dụng triệt để tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp của họ. Các vấn để để kiểm toán sở hữu trí tuệ có thể bao gồm:

  • Chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Công ty bạn đã bảo hộ tất cả các quyền sở hữu trí tuệ một cách hợp lý chưa? Liệu có sáng chế, kiều dáng công nghiệp, nhãn hiệu hoặc quyền tác giả hoặc quyền liên quan có thể được bảo hộ tốt hơn không? Có kiều dáng hoặc sáng chế được nhân viên của bạn tạo ra hoặc có được từ hợp đồng tư vấn độc lập thuộc quyền sở hữu của công ty bạn không? Nếu không, bạn có quyền sử dụng chúng không?
  • Thẩm tra với trách nhiệm cao nhất. Công ty của bạn có sở hữu hoặc được li-xăng sử dụng tất        cả các công nghệ cần thiết cho sản phẩm của mình không? Công ty của bạn có xâm phạm hoặc có khả năng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác không?
  • Li-xăng. Công ty của bạn có sử dụng triệt để các tài sản trí tuệ không? Bạn có li-xăng quyền sở hữu trí tuệ bất kỳ cho công ty khác không? Bạn có được nhận khoản thù lao thỏa đáng không?
  • Thực thi. Bạn có bịết liệu quyền sở hữu trí tuệ của bạn có bị người khác xâm phạm không? Bạn có nên tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn chặn hành vi xâm phạm không?

Các loại hình kiểm toán sở hữu trí tuệ khác nhau

Kiểm toán sở hữu trí tuệ sẽ tìm hiểu cặn kẽ các nhu cầu chính xác của doanh nghiệp, nhưng nhìn chung được dùng để phát hiện các tài sản trí tuệ sẵn có, bảo đảm việc bảo hộ đúng đắn các tài sản này (ví dụ, thu thập bí quyết kỹ thuật, nếu có) và chỉnh đốn hoặc rà soát hệ thống quản lý tài sản trí tuệ từ lúc tạo ra cho đến khi kết thúc thời hạn bảo hộ.

Ví dụ về cách thức kiểm toán sở hữu trí tuệ khác nhau là:

  • Một doanh nghiệp khởi nghiệp thường muốn nhận được sự bảo hộ sở hữu trí tuệ phù hợp cho các công nghệ và/ hoặc các tài sản trí tuệ chủ yếu của mình. Việc thiết lập các hệ thống để nhận biết tài sản trí tuệ trong giai đoạn doanh nghiệp mới thành lập có thể tăng lợi nhuận từ những tài sản trí tuệ này.
  • Một doanh nghiệp sẽ sáp nhập, mua lại hoặc đầu tư vào doanh nghiệp khác thường tập trung vào định giá tài sản của doanh nghiệp đó, gồm cả việc đánh giá giá trị các quyền sở hữu trí tuệ. Đây cũng là vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp đang cân nhắc việc bán các tài sản trí tuệ quan trọng của mình.
  • Một doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sẽ phải chú trọng kiểm toán để đảm bảo bảo hộ có hiệu quả tài sản trí tuệ ở tất cả các thị trường quan tâm, bao gồm việc nhận biết các cơ hội tạo dựng mối quan hệ chiến lược về sở hữu trí tuệ, liên kết tiếp thị, các thỏa thuận liên kết sản xuất, li-xăng, nhượng quyền thương mại và trong một số trường hợp là bán tài sản trí tuệ.

Related Articles