spot_img

Tại sao cần bảo hộ chỉ dẫn địa lý?

Người tiêu dùng cho rằng chỉ đẫn địa lý chỉ ra xuất xứ và chất lượng của hàng hoá. Rất nhiều chỉ dẫn địa lý có được danh tiếng có giá trị mà nếu không được bảo hộ đầy đủ thì có thể bị sử dụng trái phép bởi những đối tác thương mại không trung thực. Việc sử dụng sai trái chỉ dẫn địa lý bởi các bên thứ ba sẽ gây hại cho người tiêu dùng và các nhà sản xuất hợp pháp. Người tiêu dùng sẽ bị lừa dối và tin rằng họ đang mua được hàng thật có chất lượng và các đặc tính nhất định trong khi thực tế là họ mua phải hàng giả vô giá trị. Nhà sản xuất hợp pháp phải chịu thiệt hại vì bị tước đoạt mất các cơ hội kinh doanh có giá trị và làm tổn hại đến uy tín đã gây dựng được đối với hàng hóa của họ.

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ như thế nào?

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo pháp luật quốc gia và theo hàng loạt quy định khác, như pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, pháp luật bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận hoặc pháp luật đặc biệt về bảo hộ chỉ dẫn địa lý hoặc tên gọi xuất xứ. Điều cốt lõi là bên thứ ba không được phép sử dụng chỉ dẫn địa lý nếu việc sử dụng đó có khả năng lừa dối công chúng về xuất xứ thật của hàng hoá. Các biện pháp chế tài phù hợp từ lệnh của toà án ngăn cấm việc sử dụng trái phép đến việc bồi thường những thiệt hại và khoản phạt hoặc phạt tù trong những trường hợp nghiêm trọng.

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở cấp độ quốc tế như thế nào?

Một số hiệp định do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quản lý quy định về việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đáng chú ý là Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883 và Thoả ước Lisbon về bảo hộ tên gọi xuất xứ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ. Ngoài ra, các Điều 22 đến 24 của Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) giải quyết vấn để bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở phạm vi quốc tế trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế Giới (WTO).

Chỉ dẫn địa lý đã trở thành tên gọi “chung” là gì?

Nếu thuật ngữ địa lý được sử dụng để chỉ một loại sản phẩm mà không phải là chỉ dẫn về nơi xuất xứ của sản phẩm thì thuật ngữ này không còn có chức năng làm chỉ dẫn địa lý nữa. Nếu xảy ra tình huống này tại một quốc gia trong một thời hạn nhất định thì quốc gia đó có thể công nhận rằng người tiêu dùng có thể hiểu thuật ngữ địa lý là nơi xuất xứ của sản phẩm – ví dụ, “Dijon Mustard” là một loại mù tạc có xuất xứ từ thị trấn Dijon của Pháp thì giờ đây đã được sử dụng để chỉ một loại sản phẩm mà không cần biết đến nơi sản xuất của chúng.

Related Articles