spot_img

Đối tượng nào không thể được bảo hộ làm kiểu dáng công nghiệp?

Nhìn chung, kiểu dáng bị cấm đăng ký ở nhiều nước bao gồm:

  • Kiểu dáng không đáp ứng các điều kiện về tính mới, tính nguyên gốc và/hoặc đặc điểm riêng bịệt.
  • Kiểu dáng bị cho rằng được tạo ra do chức năng kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có. Các đặc điểm của kiểu dáng có tính chức năng hoặc kỹ thuật có thể được bảo hộ bởi các quyền sở hữu trí tuệ khác (ví dụ, bởi sáng chế hoặc giải pháp hữu ích hoặc chúng được giữ như là bí mật thương mại), phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
  • Kiểu dáng chứa biểu tượng hoặc huy hiệu chính thức được bảo hộ (như quốc kỳ).
  • Kiểu dáng được coi là trái vói trật tự công công và đạo đức.

Ngoài ra, điều quan trọng là phải ghi nhớ rằng một số nước loại trừ hàng thủ công nghiệp ra khỏi đối tượng bảo hộ vì pháp luật kiểu dáng công nghiệp ở các nước đó yêu cầu rằng sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp phải là “sản phẩm công nghiệp” hoặc được tạo ra bởi “phương tiện công nghiệp”.

Phụ thuộc vào pháp luật quốc gia, có thể có nhiểu giới hạn hơn về đối tượng có thể hoặc không thể đăng ký làm kiểu dáng công nghiệp. Tốt nhất là tham vấn ý kiến của đại diện sở hữu công nghiệp hoặc cơ quan sở hữu công nghiệp quốc gia có liên quan.

Kiểu dáng công nghiệp truyền thống

Kiểu dáng truyền thống và hình thức thể hiện văn hóa truyền thống (hình thức thể hiện của văn hóa dân gian) thường được pháp luật sở hữu trí tuệ coi là thuộc “sở hữu cộng đồng” và không thể được bảo hộ. Tuy nhiên, sự phỏng theo và giải thích hiện đại về kiểu dáng công nghiệp do các cá nhân riêng lẻ tạo ra lại có thể được coi là có “tính nguyên gốc” và “tính mới” để bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Các kiểu dáng dựa trên truyền thống đã được đăng ký ở một số nước. Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cho sự phỏng theo hiện đại của kiểu dáng truyền thống là sự bù đắp xứng đáng cho sự sáng tạo và đổi mới hiện đại.

Related Articles