spot_img

Một số quy định về Giao dịch liên kết

Hỏi:

Chúng tôi là công ty kinh doanh đại lý cho các hãng xe ô tô trong nước. Do nhu cầu kinh doanh và chính sách của hãng xe, mỗi pháp nhân chỉ được kinh doanh đại lý cho một hãng xe. Nên năm 2019, Công ty đã góp vốn mở công ty con để kinh doanh thêm xe của hãng Thaco (tỷ lệ góp 55%). Công ty mẹ và công ty con là 02 công ty hoàn toàn độc lập, cùng là đối tượng nộp thuế TNDN trên lãnh thổ Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế và không công ty nào được hưởng thuế ưu đãi TNDN trong kỳ tính thuế.

Căn cứ Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 và Nghị Định 68/2020/NĐ-CP ngày 24/06/2020 của Chính Phủ quy định về Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Căn cứ Nghị Định 132/2020/NĐ-CP hiệu lực 20/12/2020 quy định về Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Công ty chúng tôi có thắc mắc như sau:

  • Do đặc điểm ngành kinh doanh xe, công ty mẹ và công ty con có phát sinh vay của các Tổ chức tín dụng khác nhau, vay của cá nhân bên ngoài. Hồ sơ để xin cấp hạn mức vay hoàn toàn độc lập, nguồn thu (trả nợ, lãi vay) cũng hoàn toàn độc lập. Như vậy, hoạt động vay của công ty chúng tôi có xem là giao dịch liên kết? Và có phải bị khống chế trần chi phí lãi vay ròng/EBITDA là 30%?
  • Trong quá trình hoạt động, Công ty Đông Đô Thành có xuất bán xe, phụ tùng có kê khai và bán theo đúng giá bán thị trường (có bảng giá của hãng) cho công ty con để công ty con bán cho khách hàng. Hoạt động mua bán này không làm ảnh hưỏng giảm lợi nhuận thuần của công ty. Như vậy hoạt động mua/bán này có được xem là giao dịch liên kết?

Anh/ Chị hướng dẫn và làm rõ giúp chúng tôi về quy định ở Khoản 3, Điều 8, Chương 2 của Nghị định 20/2017/NĐ-CP, vì theo chúng tôi hiểu thì Nghị định này không có phạm vi điều chỉnh đối với các giao dịch độc lập của chúng tôi.

Trả lời:

-Căn cứ Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (có hiệu lực thi hành từ kỳ tính thuế TNDN năm 2020) thì trường hợp trong kỳ tính thuế TNDN, Công ty có giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ với các bên có quan hệ giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì tất cả các khoản chi phí lãi vay trả cho các tổ chức tín dụng, kể cả các khoản vay của các bên giao dịch liên kết và các khoản vay của cá nhân phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN thuộc trường hợp áp dụng quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

-Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của Công ty được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của Công ty.

Hỏi: Tôi là đại diện pháp luật – chủ 1 Công ty TNHH A, đồng thời tôi có góp vốn kinh doanh vào 1 công ty TNHH B khác, số vốn góp 30% giá trị vốn đăng ký tại Công ty B. Tại Công ty A tôi có thực hiện vay vốn tại ngân hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty A (không liên quan đến công ty B) và phát sinh lãi vay hàng tháng. Vậy chi phí lãi vay này có hợp lệ hay không và có bị khống chế theo Nghị Định 68/2020/NĐ-CP không?

Trả lời:

-Căn cứ Điều 5 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết quy định các bên có quan hệ liên kết;

-Căn cứ Điều 1 Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

-Căn cứ theo quy định trên:

  • Trường hợp Công ty A là đối tượng nộp thuế TNDN theo phương pháp kê khai, nếu có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP thì Công ty A thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 68/2020/NĐ-CP. Do đó, việc chi trả lãi tiền vay phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN thuộc trường hợp áp dụng quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định số 68/20202/NĐ-CP).
  • Trường hợp Công ty A không có quan hệ giao dịch liên kết với các bên có giao dịch liên kết thì chi phí lãi vay, Công ty A không bị khống chế theo quy định tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Related Articles