spot_img

Những điều cần biết về hóa đơn điện tử

Hỏi: Trường hợp Bên Bán đã xuất hóa đơn điện tử, đã gửi cho Bên mua (bên mua đã kê khai thuế theo quy định). Sau đó, Bên bán tự ý hủy hóa đơn đó mà không báo cho bên mua. Vậy trường hợp này:

  1. Bên mua phải xử lý như thế nào đối với hóa đơn đầu vào do Bên bán tự hủy mà Bên mua đã kê khai thuế đúng quy định?
  2. Bên mua có phải kê khai điều chỉnh lại tờ khai GTGT do lỗi Bên Bán tự hủy hóa đơn hay không?
  3. Cơ quan thuế có chế tài gì đối với Bên Bán trong trường hợp này để hạn chế rủi ro cho Bên Mua? Vì khi bên bán tự hủy hóa đơn mà không báo cho Bên Mua, mọi rủi ro lại thuộc về bên Mua. Một sự bất cập rất vô lý?

Trả lời:

-Căn cứ điểm đ khoản 3 Điều 27 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định xử phạt đối với hành vi hủy, tiêu hủy hóa đơn không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;

-Căn cứ Điều 9 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011hướng dẫn về khởi tạo, phát hành, sử dụng và quản lý hoá đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định xử lý hóa đơn đã lập.

-Căn cứ các quy định nêu trên:

  • Về nguyên tắc trường hợp hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế, nếu phát hiện sai thì chỉ được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của người bán và người mua. Việc huỷ hóa đơn điện tử có hiệu lực theo đúng thời hạn do các bên tham gia đã thoả thuận. Hóa đơn điện tử đã hủy phải được lưu trữ phục vụ việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người bán thực hiện lập hóa đơn điện tử mới theo quy định tại Thông tư này để gửi cho người mua, trên hóa đơn điên tử mới phải có dòng chữ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số…, ký hiệu, gửi ngày tháng năm”.
  • Trường hợp Bên bán đã xuất hóa đơn điện tử, đã gửi cho Bên mua (bên mua đã kê khai thuế theo quy định). Sau đó, Bên bán tự ý hủy hóa đơn đó mà không báo cho bên mua thì Bên bán bị xử phạt theo quy định điểm đ khoản 3 Điều 27 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, đồng thòi Bên mua phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ và không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Hỏi:

Hiện tại công ty chúng tôi sử dụng phần mềm kế toán nước ngoài. Theo đó, tên, địa chỉ đơn vị mua hàng, tên hàng hàng hoá, dịch vụ…trên hoá đơn được viết bằng tiếng Việt không dấu, đồng thời áp dụng cách viết số của người nước ngoài: sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm sau chữ số hàng đơn vị trên hóa đơn và chứng từ kế toán. Đầu tháng 12 năm 2020, có một số khách hàng sau khi nhận hóa đơn của công ty chúng tôi đã báo là phải cung cấp cho họ công văn chấp thuận của Cơ quan Thuế về việc đăng ký sử dụng tiếng Việt không dấu thì hoá đơn mới có hiệu lực. Như vậy chúng tôi có cần phải làm công văn đăng ký sử dụng tiếng Việt không dấu trên hóa đơn không?

Trả lời:

-Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện về thuế giá trị gia tăng (GTGT), quản lý thuế và hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ sửa đổi, bổ sung điểm đ, khoản 1 Điều 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

Trường hợp Công ty sử dụng phần mềm kế toán nước ngoài, trên hóa đơn tên khách hàng được viết bằng tiếng Việt không dấu, đồng thời áp dụng cách viết số của người nước ngoài: sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm sau chữ số hàng đơn vị trên hóa đơn và chứng từ kế toán thì Công ty không phải đăng ký với cơ quan Thuế về sử dụng tiếng Việt không dấu nhưng các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.

Hỏi: Vui lòng cho biết về hóa đơn điện tử áp dụng từ ngày 1/11/2020. Công ty chúng tôi hiện giờ đang sử dụng hóa đơn thương mại cho hàng hóa gia công xuất khẩu, vậy đến thời điểm 1/11/2020, công ty vẫn tiếp tục sử dụng hóa đơn thương mại (IVOICE) hay là bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử?

Trả lời: Theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2020 của Quốc hội Khóa 14 thì từ ngày 01/7/2022 tất cả các doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn, chứng từ điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng; từ nay đến trước ngày 01/7/2022 khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử. Do đó, hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn thương mại cho gia công hàng hóa xuất khẩu thì doanh nghiệp tiếp tục sử dụng cho đến khi cơ quan Thuế có Thông báo cho doanh nghệp chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử.

Hỏi:

Thông tư 68/2019/TT-BTC ngày 30/09/2019 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị Định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 của Chính Phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đã có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2019. Trong khi đó, thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn tiếp tục có hiệu lực thi hành đến ngày 31/10/2020.

Cả hai thông tư đều có nội dung về khởi tạo, phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử nhưng có nhiều sự khác biệt về mẫu số; ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, chữ ký điện tử người bán, đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, xử lý sai sót hóa đơn…nên bây giờ chúng tôi gặp khó khăn trong việc phát hành hóa đơn là phải tuân thủ theo Thông tư 32 hay thông tư 68. Nay chúng tôi kính nhờ Cục thuế TP.HCM – Phòng tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế giải đáp giúp công ty chúng tôi là: Tại thời điểm này, nếu Công ty chúng tôi phát hành hóa đơn điện tử thì công ty chúng tôi sẽ áp dụng mẫu hóa đơn theo thông tư 32/2011/TT-BTC hay theo thông tư 68/2019/TT-BTC để tránh việc phải chuyển đổi phần mềm mất thời gian và tốn kém chi phí?

Trả lời:

-Căn cứ Điều 27 Thông tư số 68/2019/TT-BTC ngày 30/9/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì từ ngày 1/11/2018 đến ngày 31/10/2020 doanh nghiệp vẫn áp dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP.

-Do đó, hiện nay doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử thì trước khi sử dụng doanh nghiệp lập Quyết định áp dụng hóa đơn điện tử  theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC, đồng thời lập Thông báo phát hành hoá đơn điện tử theo mẫu số TB01/AC ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính gửi cơ quan Thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp.

-Về nội dụng hóa đơn điện tử, lập và sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Thông tư số 32/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính

Related Articles