spot_img

Trường hợp nào người mua và người bán được phép làm biên bản điều chỉnh hóa đơn?

Hỏi:

Công ty chúng tôi hiện tại đang sử dụng hóa đơn điện tử và một số hóa đơn giấy đặt in còn lại. Trước đây khi lập hóa đơn giao cho khách hàng bị sai tên, địa chỉ thì người mua và người bán được phép lập biên bản điều chỉnh mà không phải cần xóa bỏ và xuất lại hóa đơn khác. Chúng tôi xin hỏi từ ngày 01/11/2020 khi lập hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy bị sai tên và địa chỉ thì người mua và người bán có được phép làm biên bản điều chỉnh hóa đơn sai hay phải xóa bỏ và lập lại hóa đơn khác?

Trả lời:

-Căn cứ khoản 2 Điều 59 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ;

-Căn cứ điểm b, khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12  tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

Kể từ ngày 01/11/2020 việc lập và sử dụng hóa đơn vẫn thực hiện theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Do đó, khi lập hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh.

Related Articles